So sánh sản phẩm

Bệnh bạch cầu là gì và các dạng bệnh bạch cầu thường gặp

Bệnh bạch cầu là gì và các dạng bệnh bạch cầu thường gặp

Ngày đăng : 10:48:33 22-01-2022
54 Lượt xem
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

1. Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào bạch cầu non phát triển ngoài tầm kiểm soát và tiếp tục phân chia nhưng không phát triển thành các tế bào bình thường và không thực hiện được các chức năng của tế bào máu trắng thông thường. Các tế bào bất thường này có thể xâm lấn các tế bào máu trắng bình thường, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tế bào trở thành ‘bất bình thường’ vì chúng không thể trưởng thành trọn vẹn. Tình trạng không thể trưởng thành trọn vẹn này là yếu tố chính gây ra bệnh bạch cầu. Những tế bào ‘em bé’, hay còn non, tích tụ trong cơ thể vì chúng không chết và không bị tiêu hao dần.
Khi phát bệnh bạch cầu, các tế bào bệnh bạch cầu tích tụ trong tủy xương. Cuối cùng tất cả bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu bình thường hết chỗ trú ngụ hay không đổi mới nữa. Tủy xương khỏe mạnh bị thay thế bằng những tế bào còn non, rồi cuối cùng những tế bào này nhập vào dòng máu và đi khắp nơi trong cơ thể. Do đó, khi số lượng tế bào còn non gia tăng, thì số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm bớt.
Vì thế, khi bị bệnh bạch cầu, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng hay dấu hiệu thiếu loại tế bào máu nào đó.

2. Triệu chứng của bệnh bạch cầu

Tùy vào từng loại bệnh bạch cầu mà triệu chứng sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Khi bệnh có biểu hiện thì thường gặp các triệu chứng sau:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Mệt mỏi kéo dài.
- Thường xuyên hoặc thi thoảng mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Sụt cân ngoài ý muốn.
- Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lách to.
- Dễ chảy máu cam hoặc bầm tím.
- Xuất hiện những đốm nhỏ trên da hay còn gọi là xuất huyết dưới da.
- Đổ nhiều mồ hôi đặc biệt là ban đêm.
- Đau nhức xương hoặc cảm thấy yếu xương.
Các triệu chứng của bệnh thường mờ nhạt và không điển hình. Bệnh nhân nên được nhận biết các triệu chứng về bệnh bạch cầu sớm, vì đôi khi bệnh này có triệu chứng giống với các bệnh khác như cảm cúm.

3. Bệnh bạch cầu được phân loại như thế nào?

Bác sĩ sẽ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh và loại tế bào bị tổn thương:

3.1. Phân loại dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu cấp tính: Trong thể bệnh bạch cầu này, người ta thấy những tế bào máu bất thường xuất hiện. Các tế bào này phân chia rất nhanh và không thực hiện được các chức năng như các tế bào bình thường, khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng. Bệnh bạch cầu cấp tính cần được điều trị tích cực và kịp thời.
Bạch cầu mãn tính có mối liên quan đến các tế bào máu trưởng thành. Những tế bào máu này sao chép hoặc tích lũy chậm hơn và có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian. Vì thế một số bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mãn tính có thể không có triệu chứng sớm và không được chú ý, chẩn đoán và điều trị trong nhiều năm.

3.2. Phân loại dựa trên loại bạch cầu bị tổn thương

Bệnh bạch cầu Lympho: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến tế bào bạch huyết (tế bào bạch huyết có chức năng tạo nên hạch bạch huyết hoặc mô bạch huyết). Các mô bạch huyết có chức năng tạo ra hệ thống miễn dịch.
Bệnh bạch cầu tủy: Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào tủy. Tế bào tủy tạo ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và sản xuất tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu mãn tính có nhiều loại. Một vài loại bệnh do sự tăng sinh quá mức và trong một số trường hợp lại có quá ít tế bào được sản xuất.

4. Các loại bệnh bạch cầu

Bốn dạng bệnh bạch cầu thông thường là:
Bệnh Bạch Cầu Nguyên Bào Cấp Tính (Acute Lymphoblastic Leukaemia - ALL)
Bệnh Bạch Cầu Bạch Huyết Bào Mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukaemia - CLL)
Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Cấp Tính (Acute Myeloid Leukaemia - AML)
Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Mạn tính (Chronic Myeloid Leukaemia- CML)
Bệnh bạch cầu cấp tính (Acute Leukaemia) xảy ra khi các tế bào trong thời kỳ phát triển ban đầu bị ảnh hưởng. Do đó, các tế bào này còn không trưởng thành được và hoàn toàn vô dụng. Do đó, bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dạng cấp tính dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, và thiếu máu, và hầu như phải được trị liệu ngay.
Bệnh bạch cầu mạn tính (Chronic Leukaemia) xảy ra khi các tế bào khá “Phát triển hơn” bị ảnh hưởng. Thông thường những tế bào có phần lớn chức năng bình thường, và bệnh nhân ít bị thiếu máu, chảy máu và viêm nhiễm hơn. Bệnh nhân trong trường hợp này không cần phải được trị liệu ngay và một số người chẳng cần phải được trị liệu gì cả. Bệnh bạch cầu chia thành dạng tủy bào (myeloid) hay bạch huyết bào (lymphoid).
Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến những tế bào mà sau cùng sẽ biến thành tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân to, tình trạng này gọi là bệnh bạch cầu tủy bào (myeloid), tủy xương (myelogenous), hạt (granulocytic), hay tủy bào (myelocytic).
Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến những tế bào mà sau cùng sẽ biến thành bạch huyết bào, tình trạng này gọi là bệnh bạch cầu nguyên bào (lymphoblastic), bạch huyết (lymphoid), bạch huyết bào (lymphocytic), hay bạch huyết (lymphatic)

4.1. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một trong những bệnh máu ác tính thường gặp nhất ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc của bệnh tăng dần theo tuổi. Hơn một nửa số trường hợp bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được phát hiện sau 60 tuổi với tuổi mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân là 64.
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bắt đầu trong tủy xương (phần mềm bên trong xương, nơi tạo ra các tế bào máu mới), và trong hầu hết các trường hợp, các tế bào ung thư nhanh chóng đi ra máu tuần hoàn. Đôi khi, các tế bào ung thư có thể lan ra một số cơ quan khác trong cơ thể như gan, lách, hạch, hệ thần kinh trung ương, ...
Trong ung thư máu cấp, các tế bào ung thư là các tế bào non. Loại ung thư máu này tiến triển nhanh vì các tế bào non phân chia rất nhanh, các tế bào ung thư thậm chí còn phân chia không kiểm soát.
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được chia thành nhiều loại khác nhau. Những loại bệnh bạch cầu cấp dòng tủy khác nhau có thể có cách điều trị và tiên lượng bệnh khác nhau. Một số loại bệnh bạch cầu cấp đáp ứng rất tốt với điều trị, bệnh nhân có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, với một số loại bệnh bạch cầu cấp khác, tiên lượng có thể xấu hơn.
Khi đã xác định bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bác sĩ sẽ trao đổi về các lựa chọn điều trị. Các lựa chọn điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi loại bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, các kết quả xét nghiệm, tiên lượng, cũng như tình trạng bệnh hiện tại.

4.2. Bệnh bạch cầu cấp

Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính về máu, có hiện tượng tăng sinh quá độ của các bạch cầu non chưa phân hóa hoặc là phân hóa kém. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu cấp đến nay vẫn chưa biết rõ.
Bệnh bạch cầu cấp khởi phát có thể đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết nhiều, suy nhược nặng hoặc xảy ra từ từ với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ, lở loét miệng không lành, chảy máu rỉ rả ở chân răng. Có khi bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt chỉ phát hiện tình cờ bệnh khi bệnh nhân nhổ răng chảy máu không cầm được hoặc khi bệnh nhân là phụ nữ bị rong kinh dài ngày.
Về điều trị bao gồm điều trị tấn công: Sử dụng hóa trị liệu, phối hợp nhiều loại thuốc kết hợp điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng bệnh nhân. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời, vì nếu bệnh bạch cầu cấp không được điều trị sớm sẽ nguy hiểm tính mạng.

5. Yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu

Những yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu bao gồm:
Điều trị ung thư trước đó: Một số bệnh nhân đã trải qua điều trị hóa trị và xạ trị cho một số loại bệnh ung thư trước đó có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Tiếp xúc với một số hóa chất: Phơi nhiễm với một số hóa chất, chẳng hạn như Benzen - được tìm thấy trong xăng và được sử dụng bởi ngành hóa chất - có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh bạch cầu.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch cầu thì nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh bạch cầu tăng lên.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
 
Công ty Cổ phần TSI Hà Nội tự hào là đơn vị cung cấp hệ thống vật tư và thiết bị xét nghiệm cho nhiều bệnh viện và phòng khám lớn tại Việt Nam bao gồm pipet hút huyết thanh, ống máu lấy chân không, kim chích máu đầu ngón tay,...
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn mua sản phẩm chính hãng, chất lượng và giá cạnh tranh nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN TSI HÀ NỘI
Địa chỉ: 182 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email: marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn