So sánh sản phẩm

VinBiocare nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất độc quyền vaccine mRNA phòng chống Covid-19 tại Việt Nam

VinBiocare nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất độc quyền vaccine mRNA phòng chống Covid-19 tại Việt Nam

Ngày đăng : 19:00:25 05-08-2021
113 Lượt xem
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiêm xong hơn 7 triệu liều vaccine bao gồm 6 loại AstraZeneca, SPUTNIK V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen trong đó có hơn 6 triệu liều mới tiêm xong mũi 1. Trong khi chúng ta cần ít nhất 126 triệu liều để tiêm đủ 2 mũi cho 70% dân số. Mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Nga, Trung Quốc,...cũng như vaccine Nanocovax đã thử nghiệm lâm sàng tốt ở giai đoạn 3, tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình tiêm và phục hồi nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế chấp thuận phương án Tập đoàn Vingroup nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA từ Mỹ để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

1. Thông tin về đối tác:
- Tên đối tác: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ)
-  Đây là đơn vị tham gia nghiên cứu và phát triển vaccine phòng chống Covid-19 theo công nghệ mRNA – một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.

2. Thông tin về vaccine:
- Tên: VBC-COV19-154
- Loại vaccine: saRNA (self-amplifying mRNA – mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều văcxin thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn.
- Ưu điểm: có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…
- Chi phí dự kiến: Nhằm hỗ trợ người dân trong việc tiêm vaccine, VinBiocare sẽ chào bán sản phẩm với mức giá rẻ hơn so với dòng cùng phân khúc trên thị trường - mức giá chỉ có chi phí, không tính lợi nhuận trong suốt thời gian chống dịch.

3. Quy trình chuyển giao và sản xuất:
a. Quy trình chuyển giao:
- Thời gian chuyển giao: Dự kiến đầu tháng 8/2021
- Nội dung chuyển giao: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus.

b. Quy trình sản xuất:
- Đơn vị sản xuất: Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare – Công ty thành viên của tập đoàn Vingroup
- Địa điểm sản xuất: Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) + một nhà máy mới diện tích 8,807m2 theo tiêu chuẩn cGMP và GMP – WHO được xây dựng gấp rút trước sự tư vấn của đơn vị Rieckermann (Đức) - đơn vị tư vấn lớn và uy tín nhất thế giới trong cung cấp giải pháp lĩnh vực dược.
- Tổng vốn đầu tư: 200 triệu USD
- Công suất: 200 triệu liều mỗi năm
- Thời gian hoàn thiện máy móc và cơ sở hạ tầng: tháng 9 đến tháng 11 năm 2021.
- Thời gian thử nghiệm: ngay trong đầu tháng 8 này, VinBioCare sẽ phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đưa văcxin VCB-COV19-154 vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam trên quy mô 20.000 người. Những người tham gia sẽ nhận được hai liều văcxin nghiên cứu cách nhau 28 ngày. Tất cả những người tham gia sẽ được theo dõi trong 1 năm
- Thời gian cung cấp lô vaccine đầu tiên: dự kiến đầu năm 2022.
 
Đây cũng được coi là một tin tốt đối với người dân và nền kinh tế Việt Nam. Không gì có thể sánh bằng việc quốc gia tự sản xuất và tự cung cấp cho chính người dân của mình. Như vậy thì chúng ta cũng có thể yên tâm hơn và cùng cố gắng hết sức để vượt qua mùa dịch đáng nhớ này.

Nguồn tin: Báo Khoa học & Đời sống