So sánh sản phẩm

Xét nghiệm máu để làm gì?

Xét nghiệm máu để làm gì?

Ngày đăng : 16:46:49 11-02-2022
78 Lượt xem

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là các loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu được lấy vào các ống chống đông khác nhau tùy mục đích xét nghiệm, nhằm đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh hoặc tìm kiếm các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc sàng lọc ung thư sớm nhờ các dấu hiệu của khối u (tumor marker) hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Các loại xét nghiệm máu:

Có hai loại xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu tùy vào đánh giá chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra các yếu tố cụ thể hơn.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm này thường được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần, là xét nghiệm được chỉ định phổ biến nhất trong kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như chẩn đoán điều trị bệnh. Xét nghiệm này cho biết các rối loạn và bệnh về máu cơ bản như: ung thư máu, nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch, gặp vấn đề đông máu.
 

Là một trong các loại xét nghiệm máu, Tổng phân tích máu toàn phần có ý nghĩa chẩn đoán, xét nghiệm cần kiểm tra đo lường nhiều yếu tố khác nhau như:
Các tế bào hồng cầu
Tế bào hồng cầu trong máu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan trong cơ thể, phục vụ cho hoạt động của các tế bào và mô. Định lượng tế bào hồng cầu cho biết cơ thể có bị mất nước, thiếu máu, chảy máu hoặc các chứng rối loạn liên quan khác hay không.
Tế bào bạch cầu của máu
Tế bào bạch cầu trong máu giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa, loại bỏ các yếu tố lạ gây nguy hiểm cho cơ thể. Xét nghiệm máu kiểm tra mật độ tế bào bạch cầu cho biết dấu hiệu các bệnh: Rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng, ung thư máu. Ngoài ra, kiểm tra số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh.

 

Các tiểu cầu
Tiểu cầu là thành phần có vai trò làm đông máu khi xảy ra vết thương hoặc vỡ thành mạch máu, giúp máu ngừng chảy. Xét nghiệm công thức máu toàn phần sẽ kiểm tra mức tiểu cầu để chẩn đoán các bệnh lý: Rối loạn chảy máu hoặc dễ tụ huyết khối.
Hematocrit
Đây được coi là thước đo hồng cầu trong máu, cho biết tình trạng cơ thể thiếu máu hoặc mất nước. Ngoài ra, kiểm tra mức Hematocrit cao thấp bất thường cũng cho biết nguy cơ rối loạn máu hoặc tủy xương.
Hemoglobin
Đây là loại protein có vai trò mang oxy cùng máu đi khắp cơ thể. Xét nghiệm định lượng mức Hemoglobin trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, hồng cầu hình liềm, rối loạn máu hay Thalassemia. Mức Hemoglobin cũng cho biết tình trạng tiểu đường.

Các xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu thường thực hiện trên huyết tương, định lượng các thành phần trao đổi chất cơ bản của máu. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu cho biết tình trạng các cơ quan như: tim, xương, các cơ, thận, gan,… Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu cũng gồm kiểm tra canxi, đường huyết, điện giải, kiểm tra chức năng thận nên cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
Các loại xét nghiệm sinh hóa máu thường được chỉ định như:
Định lượng canxi trong máu
Canxi là loại khoáng chất quan trọng của cơ thể, đặc biệt liên quan đến hoạt động của xương khớp. Đo lượng canxi trong máu giúp phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh về xương, ung thư, tuyến giáp, bệnh thận, rối loạn hoặc suy dinh dưỡng.
Kiểm tra chất điện giải trong máu
Các chất điện giải giúp duy trì mức chất lỏng, cân bằng áp suất và nồng độ acid trong cơ thể, gồm các ion như: Natri, Kali, Clorua,… Kiểm tra mức điện giải trong máu cho biết dấu hiệu mất nước cơ thể hoặc bệnh lý về gan, thận, huyết áp, suy tim, rối loạn khác,…
Xét nghiệm chức năng thận
Xét nghiệm máu định lượng nồng độ Ure và Creatinin (đều là chất thải thận lọc ra) cho biết dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.
Kiểm tra đường huyết
Xét nghiệm đường huyết (đo nồng độ glucose trong máu) kiểm tra nguy cơ bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm CK-MB
CK-MB là một sản phẩm được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương, vì thế nếu xuất hiện chất này trong máu thì bạn đang bị đau tim và các bệnh lý khác liên quan.

Xét nghiệm enzym

Enzym máu cũng được dùng để kiểm tra các cơn đau tim, chủ yếu định lượng Creatinin Kinase và troponin. Trong đó Troponin là loại protein xuất hiện trong máu nếu tế bào hoặc cơ tim bị tổn thương, nồng độ trong máu càng cao thì tình trạng bệnh càng nặng.
Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim
Cụ thể, xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ bệnh tim động mạch vành sẽ định lượng mật độ cholesterol trong máu các loại như:
- Cholesterol xấu: nếu tích tụ sẽ gây tắc nghẽn động mạch, nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Cholesterol tốt: Ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, có chức năng ngược với Cholesterol xấu.
- Triglycerid: Cũng được định lượng kiểm tra để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim.

 

 

Quy trình xét nghiệm máu:

Trước khi xét nghiệm máu:

Một số loại xét nghiệm máu yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trong tối đa 12 giờ trước khi lấy mẫu.
Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại:
Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.
Nếu đang sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng, bạn sẽ được yêu cầu dừng trong một khoảng thời gian nhất định trước khi lấy máu.

Quy trình xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hầu hết chỉ mất 5-10 phút để thực hiện kể từ sau khi nhận mẫu. Các xét nghiệm hóa sinh và miễn dịch sẽ cần khoảng thời gian dài hơn tuy nhiên trừ các xét nghiệm rất phức tạp thì thời gian trả kết quả sẽ không quá từ một đến hai tiếng. Quá trình lấy máu tĩnh mạch có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch người bệnh dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.
Bước 1: Người lấy mẫu garo cánh tay người bệnh bằng một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.
Bước 2: Người lấy mẫu lau sạch vùng da khu vực chuẩn bị lấy máu bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.
Bước 3: Người lấy mẫu đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc dụng cụ chứa mẫu đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc chích nhẹ khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.
Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Người lấy mẫu áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.
Bước 5: Dùng băng dính cứu thương dán lên chỗ vừa lấy mẫu để đảm bảo vô trùng.
Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào ống chứa mẫu có dán nhãn tên, ngày tháng năm sinh và số định danh của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện trên các hệ thống máy tự động hoặc thủ công tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

Để phục vụ xét nghiệm máu, TSI Hà Nội là đơn vị chuyên cung cấp vật tư vô trùng Sarstedt Đức: pipet huyết thanh, ống lấy máu chân không, kim chích máu đầu ngón tay,…; máy ly tâm ống và máu Sigma Đức; tủ bảo quản máu KWtủ bảo quản máu Operon.
Chi tiết liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TSI HÀ NỘI
Địa chỉ: 182 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0812.035.888( Zalo/ WhatsApp)
Email:
marketing@tsivn.com.vn/sales@tsivn.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/Tsihanoicompany